Thông tin được nêu trong Nghị quyết của Chính phủ,ừngchohọcsinhsinhviênvaytiềnmuamáytí24h ty le ca cuoc ban hành ngày 20/11, dựa trên đề xuất của Bộ Tài chính.
Trước đó, chương trình được áp dụng từ tháng 4/2022 để hỗ trợ học sinh, sinh viên mua thiết bị học trực tuyến. Theo Bộ Tài chính, hơn 80.000 em đã được vay, mức tối đa là 10 triệu đồng/người, trong 36 tháng, lãi suất 1,2% mỗi năm.
Đến nay, dịch Covid-19 đã được kiểm soát, các trường không dạy học trực tuyến nữa. Ngoài ra, theo Ngân hàng Chính sách Xã hội, đến tháng 11/2022, chỉ còn 14 tỉnh, thành còn nhu cầu vay vốn theo chương trình này với số tiền 94 tỷ đồng và đã được giải ngân. Do vậy, việc dừng chương trình là cần thiết.
Trong hai năm 2020 và 2021, khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên cả nước phải nhiều lần chuyển học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Việc này khiến nhiều người gặp khó do thiếu thiết bị, đường truyền.
Trước khi có chính sách cho vay, cuối tháng 9/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em", nhằm kêu gọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ thiết bị học tập, giảm cước truy cập Internet, giúp mọi học sinh ở vùng có dịch được học trực tuyến, qua truyền hình. Tháng 9 năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã phân bổ hơn 92.600 máy tính bảng từ nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp viễn thông cho học sinh 24 tỉnh, thành phố. Ngoài ra, số tiền tài trợ thu được là 513 tỷ đồng, tương ứng với 205.200 máy tính bảng, cũng được chuyển cho các tỉnh để chủ động mua sắm, bàn giao cho học sinh.
Đến giữa tháng 4/2022, học sinh, sinh viên cả nước đã quay trở lại học trực tiếp toàn bộ.